ĐT Anh thất bại ở EURO, World Cup vì chính Thế hệ Vàng

ĐT Anh đã vô địch World Cup 1966 và từng cố gắng lặp lại thành tích tuyệt vời đó trong vài thập kỷ qua, nhưng điều đó đã không xảy ra. Khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2010 là thời điểm NHM tin rằng Tam sư có thể chấm dứt cơn hạn hán danh hiệu nhờ một nhóm cầu thủ ngôi sao - được gọi là Thế hệ Vàng, nhưng mọi thứ vẫn thế.

Bóng đá Anh khi đó dường như có một số cầu thủ giỏi nhất thế giới. ĐT Anh có rất nhiều ngôi sao đẳng cấp thế giới đang thi đấu cực tốt ở Premier League và Champions League. Đây là thời kỳ mà các CLB Anh vô cùng thống trị ở châu Âu. Liverpool, MU, Arsenal và Chelsea là 4 ông lớn và các cầu thủ của họ cũng phủ sóng trên tuyển.

Tuy nhiên, mọi thứ đã không thành công. Thế hệ Vàng không thể đạt được những mục tiêu mà họ lẽ ra phải làm được. Tài năng của nhóm ưu tú này không được phát huy đầy đủ và họ không đạt được vinh quang như mong đợi. Tại sao họ không thành công? Có tổng cộng 5 yếu tố chính.

Thứ nhất là áp lực của kỳ vọng. Khi nòng cốt của ĐT Anh được hợp lại, nhiều người cho rằng đây chính là những cầu thủ sẽ mang lại những ngày vinh quang cho nền bóng đá này. Những ngôi sao như Beckham, Gerrard, Lampard và Rooney nhận được sự ủng hộ rất lớn và được kỳ vọng sẽ vô địch các giải đấu lớn.

Nhưng phương tiện truyền thông Anh đã gây ảnh hưởng lớn đến phong độ của các ngôi sao đó. Năng lực của ĐT Anh liên tục được giới truyền thông thổi phồng, cũng như phải hứng chịu những chỉ trích sau một giải đấu thất bại.

Sức nặng của sự kỳ vọng của cả quốc gia quá nặng nề đối với ngay cả những cầu thủ giỏi nhất thế giới. Các sợi dây thần kinh của họ trở nên căng thẳng như dây đàn.Họ cảm thấy bị áp lực và bất an từ phương tiện truyền thông nước nhà. Thật khó để chơi tốt với viễn cảnh bị NHM quay lưng đang rình rập.

ĐT Anh với Thế hệ Vàng đã ĐT Anh với Thế hệ Vàng đã "chết" vì truyền thông bơm thổi và áp lực dư luận

ĐT Anh luôn chơi rất xuất sắc ở vòng loại World Cup hay EURO nhưng lại "gãy" khi vào VCK. Bằng chứng lớn nhất cho điều này là World Cup 2010 tại Nam Phi. Wayne Rooney đã có một chiến dịch vòng loại xuất sắc, ghi bàn hàng đầu. Nhưng khi vào VCK, anh không sút tung lưới lần nào.

Thứ hai là vận rủi trên chấm 11m. Những loạt sút luân lưu là một cuộc xổ số "xanh chín" đòi hỏi yếu tố may mắn kết hợp với sự bình tĩnh và kinh nghiệm. Nhưng đây chính là "gót chân Achilles" của nước Anh tại các đấu trường lớn. Đúng vào tâm điểm của kỷ nguyên Thế hệ vàng, họ bị loại ở vòng tứ kết của 2 giải đấu liên tiếp trước đối thủ Bồ Đào Nha. Cả hai đều ở loạt luân lưu 11m.

EURO 2004 chứng kiến David Beckham đá hỏng một vài quả phạt đền trong trận gặp ĐT Pháp và Bồ Đào Nha. Trận hòa 2-2 đầy căng thẳng trước đội chủ nhà đã chứng kiến một màn trình diễn đầy quyết tâm của Tam Sư, nhưng do sút 11m kém cỏi nên họ đã bị loại. Thủ môn Ricardo đã sút quả 11m quyết định để loại ĐT Anh.

Lịch sử lặp lại 2 năm sau đó, khi ngày càng có nhiều quả phạt đền hỏng làm tổn thương nước Anh. Steven Gerrard, Frank Lampard và những người còn lại không gặp khó khăn gì trong việc vượt qua những tình huống áp lực cao tại CLB. Nhưng tại ĐT Anh lại khác. Họ lại phải thi bóp cò với BĐN và lại phải ra về.

Thứ ba là việc ĐT Anh không tìm được HLV phù hợp để sử dụng Thế hệ vàng. Sven-Goran Eriksson trở thành HLV ĐT Anh vào năm 2002 và dẫn dắt Tam sư lọt vào tứ kết ở World Cup năm đó. Tuy nhiên, với trình độ của ĐT Anh khi đó, điều này là kết quả đương nhiên.

Eriksson bị chỉ trích vì thái độ lãnh đạm, không truyền cảm hứng cho các cầu thủ của mình từ đường biên. Sự thiếu cảm xúc của HLV người Thụy Điển khiến NHM vô cùng thất vọng và ông đã phải ra đi sau trận tứ kết thứ ba thất bại liên tiếp tại World Cup 2006.

Điều xảy ra tiếp theo là một thảm họa. Steve McClaren được giao nhiệm vụ đảm bảo rằng ĐT Anh sẽ đủ điều kiện tham dự EURO 2008. McClaren có phần lớn các cầu thủ xuất sắc nhất của ĐT Anh sắp bước vào độ chín muồi. Gerrard, Ferdinand và Lampard biết rằng đây sẽ là cơ hội tốt nhất của Thế hệ Vàng.

Nhưng họ đã không thể vượt qua vòng loại EURO 2008 sau thất bại 2-3 trước ĐT Croatia. Mọi người bị sốc khi một đội tuyền như thế phải ngồi ngoài. McClaren lập tức bị trả giá và người ta thấy cao thủ Fabio Capello xuất hiện và dẫn dắt ĐT Anh đến World Cup 2010. 

Một lần nữa, mong đợi của nước Anh đã bị biến thành trò cười. Một lý do khác khiến Thế hệ Vàng thất bại là thiếu một HLV có thể đáp ứng đòi hỏi của tất cả mọi người, chiều chuộng những cái Tôi trong đội ngũ của mình.

Thứ tư, cái Tôi cá nhân chính là thứ làm Tam sư suy yếu. Một đội hình tràn ngập các cầu thủ đẳng cấp thế giới rõ ràng sẽ có vấn đề. Có nhiều cầu thủ chơi trùng vị trí và việc dùng ai trong đội hình chính đã khiến Tam sư bị tổn thương. Việc thiếu một đội hình xuất phát rõ ràng và dứt khoát vô cùng nguy hiểm.

Một ĐTQG nhưng có quá nhiều mâu thuẫn làm hại mục đích chungMột ĐTQG nhưng có quá nhiều mâu thuẫn làm hại mục đích chung

John Terry, Rio Ferdinand, Jamie Carragher và Sol Campbell đều đang thi đấu rất tốt cho CLB nhưng chỉ có hai người họ có thể đá chính.Terry và Ferdinand lại không thể phối hợp ăn ý với nhau ở vị trí trung vệ.

Hàng tiền vệ cũng thế, với Beckham, Gerrard, Lampard và Scholes. Paul Scholes đã từ giã ĐTQG sớm bởi vì anh không thể góp mặt vào hàng tiền vệ của ĐT Anh đang bị Steven Gerrard và Frank Lampard chiếm giữ. Tuy nhiên, hai người này không có khả năng kết hợp tốt. Ngay cả với những cầu thủ giỏi nhất, họ cũng phải có sự ăn ý nào đó hoặc không thì chẳng có gì cả hiệu quả.

Một vấn đề khác là sự hòa nhập của những thế hệ trẻ vào một đội bóng gồm những tên tuổi lớn. Những người như Shaun Wright-Philips, Aaron Lennon và Theo Walcott đã phải vật lộn để đứng vững trên tuyển. Chỉ sau khi Beckham, Lampard và những người khác giải nghệ, họ mới được để ý.

Nguyên nhân cuối cùng là sự cạnh tranh giữa các CLB. Những cái Tôi to lớn này có thể là yếu tố lớn nhất dẫn đến thất bại của Thế hệ Vàng. Các cầu thủ chưa bao giờ thực sự ưu tiên vô địch trong màu áo ĐT Anh mà thường dồn sức cho cuộc chiến căng thẳng ở Top 4 Premier League. 

Họ say mê với CLB đến nỗi họ hoàn toàn phản bội lại nước Anh. Luôn có một cảm giác khác biệt lớn và sự thiếu đoàn kết giữa các phe ở ĐT Anh. Các cầu thủ Liverpool, Chelsea và MU sẽ ngồi riêng và sinh hoạt theo nhóm thay vì hòa nhập như một đội. Họ quá thù địch ở cấp CLB để hình thành bất kỳ mối liên kết nào trên tuyển.

Điều này ngày càng trở nên nổi bật sau năm 2004 khi Liverpool cuối cùng đã khẳng định được mình là một thế lực ở châu Âu. Hàng năm, từ năm 2005 đến 2012, chúng ta đều chứng kiến ít nhất một CLB Anh lọt vào chung kết Champions League. Liverpool, MU và Chelsea liên tục lọt vào bán kết. 

Nhưng ĐT Anh vẫn bi đát như thường thấy. Đây là một vấn đề đặc biệt vào thời điểm đó, vì sự cạnh tranh khốc liệt ở cấp CLB dường như hầu như không ảnh hưởng đến các đội tuyển quốc tế khác. Italia đã vô địch World Cup 2006 cùng năm mà Juventus bị xuống hạng vì dàn xếp tỉ số. 

TBN có giai đoạn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá từ năm 2008 cho đến 2012, với ít nhất 80% đội bóng bao gồm các cầu thủ từ Real Madrid và Barcelona. Nếu họ có thể cùng tồn tại và thành công thì người Anh cũng có thể thành công chứ? Nhưng không!

Giai đoạn này được nhiều người coi là cơ hội cho ĐT Anh trở lại nền bóng đá đỉnh cao thế giới, nhưng rồi đãbị bỏ lỡ. Nó được ghi nhớ như là giai đoạn mà những cầu thủ giỏi nhất đã quyết định ưu tiên CLB hơn ĐTQG, và toàn bộ nền bóng đá Anh phải chịu thiệt hại vì điều đó.

TAG: